Saturday, 20/04/2024 - 08:08|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp Tiểu học

Sáng ngày 23/8/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2021-2022 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2022-2023, đây là Hội nghị thường niên nhưng không kém phần quan trọng, Hội nghị nhằm tập trung phân tích, tìm ra nguyên nhân với những khó khăn, tồn tại của năm học trước, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm học mới. Hội nghị do ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT chủ trì.

Tham dự Hội nghị gồm lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở, lãnh đạo và chuyên viên thuộc Phòng GDĐT, cán bộ quản lý các trường tiểu học, Trường Trẻ em Khuyết tật, và thầy cô giáo giảng dạy các lớp khối 1, 2, 3 trên phạm vi toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ  năm học 2022-2023 cấp Tiểu học
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT
Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp Tiểu học
Ông Võ Văn Quới – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – Giáo dục Tiểu học Báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với cấp tiểu học.
Ông Võ Văn Quới – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – Giáo dục Tiểu học
Báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với cấp tiểu học.

 

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Phát biểu kết luận Hội nghị
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT phát biểu kết luận Hội nghị

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Giám đốc Sở GDĐT nêu:

Năm học vừa qua, mặc dù ngành giáo dục gặp rất nhiều khó khăn nhưng giáo dục tiểu học của tỉnh An Giang đạt được những thành tích đáng khích lệ. Căn cứ vào đánh giá của báo cáo tổng kết với những ưu điểm và kết quả đạt được, trong đó nổi bật là việc dạy học trực tuyến, điều chỉnh các nội dung cốt lõi trong chương trình để thích ứng kịp thời, an toàn trước tình hình của dịch bệnh.

Để đạt được hiệu quả cao trong năm học 2022-2023, Phó Giám đốc Nguyễn Quốc Khanh đề nghị các đồng chí cán bộ quản lý quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

            Năm học 2022-2023 sắp bắt đầu, toàn cấp học không được chủ quan. Hiện nay, Bộ có rất nhiều văn bản đổi mới đòi hỏi tất cả CBQL phải tập trung nghiên cứu, vận dụng triển khai thực hiện thật tốt, hạn chế những sai sót. Đồng thời, tăng cường những việc làm tốt trong công tác quản lý đơn vị nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

            Tăng cường huy động học sinh bỏ học của năm học trước trở lại trường. Thực hiện tốt quy định Vắc xin và 2K (Khẩu trang và khử khuẩn) trong công tác phòng chống dịch bệnh, ưu tiên đặt mục tiêu an toàn sức khỏe học sinh và giáo viên lên hàng đầu, duy trì chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kép.

            Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, có giải pháp bù đắp những thiếu hụt kiến thức cho học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện tại, một cấp học vẫn còn thực hiện song song 2 chương trình. Do đó, CBQL cần quan tâm nhiều hơn đối với lớp 1, 2, 3. Riêng đối với lớp 5 bổ sung kiến thức để các cháu tiếp cận tốt với chương trình lớp 6 mới.

Tổ chức dạy học chương trình GD địa phương, dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới dạy học thông qua việc triển khai giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) trên tinh thần phù hợp với điều kiện của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục,

Tổ chức lựa chọn và triển khai sách giáo khoa lớp 4 theo đúng quy trình. Triển khai hiệu quả việc dạy học tự chọn môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 1, 2 và tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với học sinh. Thực hiện hiệu quả việc dạy tiếng DTTS và tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường, ứng xử văn hóa trường học và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh (bơi lội, chấp hành giáo thông, …).

            Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, với sự hỗ trợ tích cực của đồng nghiệp. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch dạy học của GV phù hợp với đặc điểm địa phương và đơn vị trường/lớp học.  Tăng cường công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng trong mỗi nhà trường là bắt buộc, do vậy mỗi đơn vị phái có kế hoạch kiểm định chất lượng cả giai đoạn và từng năm.

            Tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, thực hiện tốt chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học (ít nhất 5% theo quy định). Qua học trưc tuyến, CBQL và GV đã có sự thay đổi về nhận thức trong việc ứng dụng CNTT, tuyệt đối không để cho phong trào lắng xuống. Thực hiện tốt hồ sơ sổ sách chuyên môn, ứng dụng CNTT trong việc số hóa các loại hồ sơ học sinh.

            Tham mưu xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, phải đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, đặc biệt là những môn học mới, không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, học sinh không được học đủ môn và không đánh giá hoàn thành chương trình.

            Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú. Quan tâm chất lượng bữa ăn, dinh dưỡng học đường để phát triển thể chất đối với học sinh. Huy động các nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tăng cường xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

            Đầu tư thư viện, phát triển đa dạng các nguồn tài liệu, sách tham khảo, sách phục vụ bạn đọc phù hợp lứa tuổi tiến tới xây dựng thư viện đạt chuẩn và thư viện tiên tiến, có giải pháp huy động các nguồn sách tặng lại cho thư viện, đặc biệt SGK của chương trình hiện hành.

            Ứng xử phù hợp với truyền thông, thường xuyên viết bài đăng tin tuyên truyền về những việc làm tốt, gương người tốt việc tốt trong ngành GD.

            Phải có những đột phá trong khâu quản lý, nâng cao chất lượng công tác quản lý, thay đổi phong cách lãnh đạo, không gia trưởng, không áp đặt, phát huy tối đa sáng tạo của đội ngũ.

            Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan sư phạm góp phần để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo môi trường an toàn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững./.

 

Toàn cảnh Hội nghị
Nguyễn Văn Cần – Hiệu trưởng Trường Trẻ em Khuyết tật - Phát biểu tại Hội nghị
Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam đã trao tặng 14.185 bản SGK của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10 (các khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2022-2023) có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh An Giang.

 

 

 

 

 


Tác giả: La Thị Kim Hồng - Phòng GDMN-GDTH
Nguồn: sogddt.angiang.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
Hôm nay : 231
Hôm qua : 1.221
Năm 2024 : 133.491
Thời tiết Hà Nội