Thứ sáu, 24/01/2025 - 05:51|

Câu hỏi liên quan mức giá một số dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lậpCâu hỏi liên quan mức giá một số dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập

 Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 1 Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND tỉnh An Giang quy định mức giá một số dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh An Giang, quy định “Tiền hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực tiếp tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: 5.000 đồng/trẻ/ ngày”. Với mức hỗ trợ này không đảm bảo và chưa thỏa đáng với công việc thực tế của giáo viên. Kiến nghị quan tâm, xem xét nâng mức thu đối với khoản hỗ trợ nêu trên là 250.000 đồng/tháng/trẻ để đảm bảo mức chi thỏa đáng đối với các bộ phận thực hiện công tác bán trú trong nhà trường, đồng thời tăng mức thu nhập đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường

Xem trả lời

- Thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy định mức giá một số dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh An Giang, tại khoản 3, Điều 1 quy định mức giá “tiền hỗ trợ cho CBQL, GV, NV trực tiếp tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ” là 5.000 đồng /trẻ/ngày”, bình quân mỗi tháng PHHS đóng từ 100.000 - 120.000 đồng/trẻ.

- Cơ sở để xây dựng mức giá căn cứ vào Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP “Dịch vụ giáo dục mầm non ngoài giờ là các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mầm non ngoài giờ chính khóa theo quy định của pháp luật do đó mức giá thu phí trên để hỗ trợ cho CBQL, GV, NV tham gia trực tiếp các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, có thời gian làm việc vượt 08 giờ so với qui định, nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ khác ngoài lương, mức giá được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa phụ huynh học sinh và nhà trường; với mức thu 5000đ/trẻ/ngày dựa vào khảo sát thực tế tại 11 huyện, thị xã, thành phố, mức bình quân chung cho toàn tỉnh n ày phù hợp với khả năng đóng góp của người dân và cơ bản đảm bảo mức hỗ trợ cho CBQL, GV, NV ngoài mức lương. Cụ thể, mức thu chi tại 01 trường có quy mô 04 đến 05 nhóm lớp trong 01 tháng.

Biên chế nhà trường gồm có: CBQL: 02 người, GV: 8 người, NV: 04 người và có số trẻ là 150 cháu.

- Mức thu thực tế trong 01 tháng: 16.500.000đ (5.000đ x 22 ngày x 150 cháu );

- Mức chi thực tế thu trong 01 tháng: 16.500.000đ

+ Chi cho GV: 08 người x 1.546.875đ (16.500.000đ x 75%)= 12.375.000;

+ Chi cho CBQL: 02 người x 825.00đ   (16.500.000đ x 10%)=  1.650.000đ;

+ Chi cho NVND: 04 ng  x 618.750đ   ( 16.500.00đ x 15% ) = 2.475.000đ

- Thu nhập từ lương và các khoản theo lương của Giáo viên mầm non bậc 2 là 5.370.705đ (hệ số 2,67 x 1.490.000 x 35% PC ưu đãi).

- Mức giá hỗ trợ cho CBQL, GV, NV trực tiếp tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5.000 đồng/trẻ/ngày tại khoản 3, Điều 1 Nghị quyết đã được sự thống nhất bằng văn bản của 11 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh (UBND huyện Tịnh Biên thống nhất tại Công văn số 1909/UBND-VX, ngày 08 tháng 4 năm 2021 về việc góp ý dự thảo Nghị quyết khung giá về mức thu dịch vụ bán trú tại các cơ sở GDMN công lập trên địa bàn tỉnh An Giang).

- Đồng thời cấp học mầm non là cấp học có thu học phí bán trú theo qui định tại Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND, ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh  An Giang với mức thu tại Khoản 1, Điều 1 đối với mẫu giáo bán trú tại xã thuộc thành phố, thị xã, thị trấn là 135.000 đồng/tháng; vùng thuộc đồng bằng, nông thôn 75.000 đồng/tháng và vùng kinh tế xã hội khó khăn 40.000 đồng/tháng và nguồn kinh phí trên thực hiện tại khoản 1, Điều 13 về quản lý và sử dụng học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP  “Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập” (xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo phân loại sự nghiệp, trong đó quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn, nội dung và định mức theo đúng loại hình đối với các CSGD mầm non trên địa bàn).

  Trong thời gian tới, dự phòng trường hợp trượt giá (nếu có), Sở GDĐT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân để có điều chỉnh mức giá phù hợp

Câu hỏi liên quan biên chế cho giáo viên giám thị và giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dụcCâu hỏi liên quan biên chế cho giáo viên giám thị và giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục

Đề nghị bổ sung thêm biên chế cho giáo viên giám thị và giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục, để công tác quản lý học sinh của nhà trường được chặt chẽ hơn, đồng thời nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và giải quyết tốt mâu thuẫn trong học sinh.

Xem trả lời

Căn cứ Điều 3, 4, 5 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, danh mục khung vị trí việc làm không có vị trí giáo viên giám thị và giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục. Do đó, hiện nay Sở GDĐT không đủ cơ sở pháp lý để đề xuất tỉnh bổ sung thêm biên chế cho 02 vị trí việc làm nêu trên.  

Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi phường xã đều phải bố trí ít nhất một giáo viên ở mỗi cấp học kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục và không được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm. Ngoài ra, Điều 11 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn quy định: “Cán bộ quản lý Trung tâm Học tập cộng đồng gồm cán bộ quản lý cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội Khuyến học và một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn kiêm Phó giám đốc”, như vậy hiện vẫn còn 156 cán bộ của Trung tâm Học tập cộng đồng thuộc biên chế ngành giáo dục thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Câu hỏi liên quan sửa chữa cổng trường THCS Quản Cơ ThànhCâu hỏi liên quan sửa chữa cổng trường THCS Quản Cơ Thành

Đề nghị hỗ trợ sửa chữa cổng trường THCS Quản Cơ Thành, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành để tạo mỹ quan cho trường

Xem trả lời

Trường THCS Quản Cơ Thành là đơn vị trực thuộc Phòng GDĐT huyện Châu Thành, theo phân cấp quản lý các nguồn kinh phí phục vụ toàn bộ hoạt động tại đơn vị do cấp huyện lập dự toán, phần bổ, theo dõi. Do vậy, đề nghị lãnh đạo trường khẩn trương kiến nghị với Phòng GDĐT, UBND huyện Châu Thành để được xem xét, cấp bổ sung kinh phí để sớm thực hiện cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo cảnh quan sư phạm và an toàn trường học.

Câu hỏi liên quan giá SGKCâu hỏi liên quan giá SGK

Đề nghị có phương án hỗ trợ giảm giá sách giáo khoa để con em tiếp bước đến trường

Xem trả lời

 Sở GDĐT sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GDĐT phối hợp cùng Bộ Ngành liên quan báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá bằng hình thức định giá tối đa thực hiện theo quy định của Luật Giá nhằm có được phương án quản lý giá sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội thực tế tại địa phương.

Câu hỏi về giám thị trường họcCâu hỏi về giám thị trường học

Đề nghị hỗ trợ kinh phí để mỗi trường học có 02 hoặc 03 giám thị làm công tác giám sát học sinh, duy trì trật tự trường học

Xem trả lời

Biên chế vị trí việc làm ‘‘Giám thị làm công tác giám sát học sinh, duy trì trật tự trường học’’ không có trong các quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Chương II về Danh mục vị trí việc làm của Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Do đó, Ngành GDĐT không thể tham mưu cấp kinh phí để mỗi trường học có thêm 02 hoặc 03 giám thị làm công tác giám sát học sinh, duy trì trật tự trường học.

- Tuy nhiên, Sở GDĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, xây dựng môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh; phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học.

Câu hỏi liên quan học phíCâu hỏi liên quan học phí

Đề nghị điều chỉnh mức học phí cho từng cấp học phù hợp với hoàn cảnh gia đình vùng nông thôn

Xem trả lời

 Năm học 2022- 2023 mức học phí giáo dục phổ thông được Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh trình HĐND ban hành Nghị Quyết quy định mức thu trên cơ sở căn cứ vào Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ[1]. Xét thấy điều kiện kinh tế của tỉnh vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, nhất là việc ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, do đó ngành GDĐT tham mưu trình thông qua mức học phí ở mức sàn (thấp nhất) theo quy định tại Nghị định số 81.

- Hiện tại, Sở GDĐT tạm thời chưa triển khai thực hiện Nghị Quyết vì chờ chủ trương chung của Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ về lộ trình học phí và chính sách miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở sao cho phù hợp.

 

[1] Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thay thế

Câu hỏi liên quan chính sách tăng cường đầu tư về giáo dục cho các địa phương miền núi, dân tộcCâu hỏi liên quan chính sách tăng cường đầu tư về giáo dục cho các địa phương miền núi, dân tộc

 “Chính sách tăng cường đầu tư về giáo dục cho các địa phương miền núi, dân tộc nói chung, trong đó có huyện Tri Tôn”.

Xem trả lời

Giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở nguồn vốn của Trung ương và địa phương, ngành GDĐT đã chủ động tham mưu, lập kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan quản lý và thẩm định vốn) trình UBND tỉnh phê duyệt kịp thời nguồn vốn để đầu tư cho 03 trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí đầu đầu tư cả giai đoạn tương đương 243.000 triệu đồng[1].

Thời điểm hiện tại, các hạng mục đầu tư được đưa vào hoạt động đúng yêu cầu, góp phần hỗ trợ cho ngành GDĐT An Giang nói chung và các đơn vị thụ hưởng nói riêng có được các phòng học kiên cố, những trang thiết bị hiện đại, mang lại cho các đơn vị các điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, giảm bớt tình trạng bỏ học giữa chừng. Đặc biệt, góp phần tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị tiến tới trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GDĐT. Đến nay, các công trình hiện trạng sử dụng bình thường và hoạt động có hiệu quả, được các đơn vị thụ hưởng đánh giá cao.

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh An Giang tiếp tục được Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025[2], riêng ngành GDĐT được thụ hưởng tại Dự án 5, Tiểu dự án 1 đầu tư 03 Trường phổ thông Dân tộc nội trú giai đoạn 2022-2025[3] với tổng kinh phí 21.737 triệu đồng.

Trên đây là ý kiến phúc đáp kiến nghị của cử tri huyện Tri Tôn về nội dung liên quan đến “Chính sách tăng cường đầu tư về giáo dục cho các địa phương miền núi, dân tộc nói chung, trong đó có huyện Tri Tôn”. Ngoài nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, Trung ương và địa phương cũng dành khá nhiều kinh phí thực hiện chế độ chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc,… các số liệu này ngành GDĐT không có đầy đủ, do vậy kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Ban dân tộc tỉnh nhờ cung cấp các số liệu liên quan để có đầy đủ dữ liệu thông tin đến cử tri huyện Tri Tôn.

 

[1] Trường PT dân tộc nội trú THCS Tri Tôn » 54.661 triệu đồng; Trường PT dân tộc nội trú THCS Tịnh Biên: 71.396 triệu đồng; Trường PT dân tộc nội trú THPT An Giang: 116.950 triệu đồng

[2] Theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ

[3] Trường PT dân tộc nội trú huyện Tri Tôn: 5.301 (2022: 594); Trường PT dân tộc nội trú huyện Tịnh Biên: 5.952 (2022: 1.071); Trường PT dân tộc nội trú tỉnh An Giang: 10.484 (2022: 1.888);

Câu hỏi liên quan học phíCâu hỏi liên quan học phí

Hiện nay học phí thu theo Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh tăng cao so với các năm học trước, ảnh hưởng nhiều đến công tác huy động học sinh đến trường. Đề nghị xem xét, có hướng giải quyết

Xem trả lời

Năm học 2022-2023, đối với mức học phí giáo dục phổ thông, ngành GDĐT tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết quy định mức thu trên cơ sở căn cứ vào Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ. Xét thấy điều kiện kinh tế của tỉnh vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, nhất là việc ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, do đó ngành tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua mức học phí ở mức sàn (thấp nhất) theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Hiện tại, ngành tạm thời chưa triển khai thực hiện Nghị quyết vì chờ chủ trương chung của Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ về lộ trình học phí và chính sách miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở sao cho phù hợp.

Câu hỏi liên quan đầu tư thiết bị tin họcCâu hỏi liên quan đầu tư thiết bị tin học

 Đề nghị có đầu tư trang thiết bị tin học cho các cơ sở giáo dục công, vì chương trình học từ lớp 3 đã bắt đầu học tin học nhưng nhiều trường vẫn còn thiếu máy tính giảng dạy

Xem trả lời

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025, Kế hoạch của UBND tỉnh và các Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thời điểm hiện tại, Sở GDĐT đã hoàn tất việc thực hiện công tác khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học toàn tỉnh; đồng thời đã khái toán kinh phí dự kiến đầu tư thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất theo lộ trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với tổng kinh phí khoảng 7.201.490 triệu đồng (xây dựng cơ bản: 4.433.915 triệu đồng; thiết bị dạy học: 2.767.575 triệu đồng).

Tuy nhiên, do nhu cầu kinh phí lớn, tỉnh chưa thể cân đối được, nên sau khi rà soát các công trình bức xúc, phải đầu tư nhằm đáp ứng cơ bản được các yêu cầu theo lộ trình đổi mới, Sở GDĐT đề xuất trong giai đoạn đầu tập trung đầu tư phòng học (gồm cải tạo sửa chữa và xây dựng mới), phòng học bộ môn Tin học giai đoạn 2021-2025 cho toàn cấp tiểu học cụ thể như sau:

- Phòng học cần đầu tư xây dựng mới: 795 phòng;

- Phòng học cần cải tạo sửa chữa: 2.097 phòng;

- Phòng bộ môn Tin học đầu tư xây dựng mới: 195 phòng;

- Phòng bộ môn Tin học cải tạo sửa chữa: 30 phòng;

Tổng kinh phí thực hiện: 996.300 triệu đồng, trong đó:

- Đầu tư xây dựng và cải tạo phòng học: 791.550 triệu đồng (đã bao gồm chi phí trang thiết bị bên trong);

- Đầu tư mới và cải tạo phòng bộ môn tin học: 204.750 triệu đồng (đã bao gồm chi phí trang thiết bị bên trong).

Hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh thống nhất đầu tư tại Công văn số 4431/VPUBND-KGVX ngày 20 tháng 8 năm 2021. Sở GDĐT đã hướng dẫn các chủ đầu tư  tiến hành lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để bắt đầu triển khai từ năm 2023.

Thời gian tới, Sở GDĐT sẽ tiếp tục báo cáo, tham mưu cấp thẩm quyền tranh thủ các nguồn để có thể tiếp tục hỗ trợ thực hiện công tác này. Trong khi chờ đầu tư, lãnh đạo phòng GDĐT, ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên tại đơn vị cần tích cực tranh thủ, vận động các nguồn tài trợ, các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí nhằm khắc phục được phần nào các khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Câu hỏi liên quan thiết bị dạy họcCâu hỏi liên quan thiết bị dạy học

 Đề nghị sớm phân bổ các thiết bị dạy học theo chương trình mới vì hiện nay còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên

Xem trả lời

Năm học 2021-2022, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu (TBDHTT) do Bộ GDĐT ban hành theo lộ trình đổi mới sách giáo khoa, Sở GDĐT đã phối hợp cùng các phòng GDĐT huyện, thị, thành phố rà soát lại Danh mục TBDHTT sẵn có tại các đơn vị, trên cơ sở đó đề xuất danh mục TBDHTT đầu tư bổ sung thiết bị phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các khối lớp 2, lớp 6 cụ thể như sau:

- Tổng kinh phí mua sắm TBDHTT lớp 2: 36.260.461.000 đồng;

- Tổng kinh phí mua sắm TBDHTT lớp 6: 15.163.493.500 đồng.

Các thiết bị trên được UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang tổ chức quy trình mua sắm, đấu thầu từ đầu năm 2022.

Thời điểm hiện tại, các TBDHTT lớp 2 đã được triển khai đến tất cả các đơn vị trường tiểu học trên toàn tỉnh. Riêng TBDHTT lớp 6, theo phản hồi từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng chính thức triển khai đến các đơn vị trường THCS trên toàn tỉnh.

Chất vấn của Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về SGK, kiểm tra trực tuyến, ứng xử trên mạng XHChất vấn của Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về SGK, kiểm tra trực tuyến, ứng xử trên mạng XH

Câu thứ nhất, đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá bước đầu về ưu điểm và hạn chế của chương trình học giáo dục theo bộ sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6.

Câu hỏi thứ hai, hiện nay các cấp học đang vào đợt kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức trực tuyến, Bộ trưởng có chỉ đạo gì về giải pháp chung của ngành để đảm bảo kết quả kiểm tra là thực chất và đảm bảo sự công bằng giữa các bài thi của các học sinh.

Câu hỏi thứ ba, hiện nay việc ứng xử trên mạng xã hội có phát sinh rất nhiều vấn đề bất cập, có ảnh hưởng đến giới trẻ, Bộ trưởng có phương án để đưa chương trình học về ứng xử trên mạng xã hội vào môn học chính thức của môn Giáo dục công dân hay không thay vì hiện nay chỉ là những tiết chuyên đề.

Xem trả lời

Thứ nhất là về ưu điểm của sách giáo khoa mới, chúng ta thì được nghe nói và được biết nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng về "sỏi và sạn", vì cứ có một viên sạn thì mạng nói rất nhiều và chúng ta đều biết, nhưng trong đó sản phẩm trí tuệ của hàng trăm nhà giáo, các nhà khoa học thì rất ít ai nói đến, liệu có công bằng không.

Vừa rồi chúng tôi phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức một hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện sách giáo khoa mới thì cho thấy ý kiến của các cô trực tiếp dạy cho lớp 1 cũng phản ánh rằng với sách giáo khoa mới và được thiết kế theo chương trình 2018 thì các cô rất hứng thú trong việc dạy. Với tính mở, sách giáo khoa là công cụ, các cô được chủ động hơn thì thầy cô hứng thú hơn, cho thấy là chủ trương của chương trình giáo khoa 2018 theo hướng từ trang bị kiến thức chuyển sang phát triển năng lực của học sinh là một hướng đi đúng.

Nghị quyết 88 của Quốc hội là đúng đắn trong việc đổi mới chương trình phổ thông, người dạy hào hứng hơn và qua đánh giá học sinh lớp 1 cũng chủ động hơn, khả năng đọc, viết năng động hơn. Để đánh giá được cả chương trình phổ thông chỉ qua lớp 1 thì cũng chưa nói được thật nhiều, nhưng cũng là một dấu hiệu để chúng ta quyết tâm tiếp tục con đường đổi mới mà chúng ta đã chọn. Không chỉ vì một vài viên sỏi, viên sạn mà chúng ta nghi ngờ cả một chủ trương rất lớn của Đảng, của Quốc hội và của ngành giáo dục.

Thứ hai, về việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Ngành giáo dục đã có Thông tư số 09 quy định về việc kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến. Vấn đề là các thầy, các cô theo đó cứ tuân thủ. Đương nhiên, kiểm tra giữa quy định chung và thực tế đang diễn biến trong thời gian vừa rồi cũng có phát sinh một số những trường hợp rất cụ thể của thực tiễn, chúng tôi sẽ có thêm một số hướng dẫn và điều chỉnh. Việc giao ban với các sở được tiến hành một cách thường xuyên. Ngày đầu tuần vừa rồi thì đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng giao ban với các sở. Trong các nội dung giao ban thì cũng nêu một số lưu ý về hình thức kiểm tra, đánh giá trong việc dạy trực tuyến thời gian sắp tới.

Nội dung về ứng xử mạng xã hội có đưa vào nội dung chính thức của một môn giáo dục công dân hay không? Việc dạy ứng xử mạng xã hội là một việc quan trọng, nhưng để đưa vào một môn học chính thức thì với tư cách là Bộ trưởng, tôi cần lắng nghe thêm các ý kiến của các chuyên gia. Vấn đề này không quyết ở đây được, nhưng tôi sẽ hết sức quan tâm vấn đề này.

Chất vấn của đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn Bình Dương xung quanh vấn đề sách giáo khoaChất vấn của đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn Bình Dương xung quanh vấn đề sách giáo khoa

Tôi muốn Bộ trưởng nói rõ hơn về vấn đề có một đại biểu đã nêu nhưng Bộ trưởng trả lời cũng chưa hết ý, đó là xung quanh vấn đề sách giáo khoa. Nhiều cử tri cho rằng sách giáo khoa hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗi và sạn. Ý kiến Bộ trưởng thế nào? Có thấy ý kiến đó là đúng không? Nếu đúng thì Bộ trưởng đã và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này và nâng cao chất lượng của sách giáo khoa.

Xem trả lời

Về vấn đề giải pháp đối với sách giáo khoa. Điều tôi có thể nói được lúc này và quan trọng nhất đó là chúng ta làm những gì để tăng cường chất lượng của các bộ sách giáo khoa trong thời gian sắp tới. Để có được một bộ sách giáo khoa thực sự chất lượng cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người soạn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tiếp đó là quy trình biên soạn, là việc tổ chức thẩm định, là việc dạy thực nghiệm, là việc lấy ý kiến của các đối tượng liên quan khác nhau.

Việc chúng tôi đang làm rất ráo riết thời gian vừa qua là sửa đổi Thông tư 33, thông tư quan trọng quy định về biên soạn và thẩm định xuất bản sách giáo khoa. Văn bản này đang gửi lấy ý kiến trên mạng, trong đó chủ trương là không đợi các tác giả, các nhóm, các nhà xuất bản mang bản mẫu đến thì bộ tổ chức thẩm định mà bộ chủ trương là có giám sát, đồng hành cùng các nhóm tác giả ngay từ đầu, mặc dù xã hội hóa nhưng cần có một sự giám sát toàn bộ quá trình và sự đồng hành của lực lượng quản lý chứ không chỉ phó thác cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả.

Chúng tôi nâng cao các yêu cầu, các tiêu chuẩn của các thầy cô, các nhà khoa học tham gia soạn sách và các tổ chức và cá nhân cần phải đăng ký trước cũng giống như đăng ký kinh doanh để còn biết trước được kế hoạch và tiêu chuẩn của các thành viên trong các hội đồng cũng sẽ được điều chỉnh và những người tham gia biên soạn sẽ không tham gia Hội đồng. Hội đồng thẩm định sẽ có thêm một yêu cầu, có thể sẽ tăng thêm áp lực cho các thầy tham gia Hội đồng thẩm định, đó là toàn bộ Hội đồng thẩm định sẽ được ghi tên vào các cuốn sách giáo khoa được xuất bản và phải cùng chịu trách nhiệm.

Chúng tôi nghĩ cần rất nhiều các yếu tố, trong đó việc lực lượng quản lý cần phải theo sát, giám sát và hỗ trợ toàn bộ chứ không phó thác cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình làm thì mới có thể tăng cường chất lượng của sách giáo khoa.

Thống kê
Hôm nay : 960
Hôm qua : 4.182
Năm 2025 : 101.301